• 0931.564.555
  • |
  • ducgang.sale@gmail.com
  • |
  • T2-T7: 7:00 - 17:00
  • Thôn 7, Cụm KCN Kiền Bái, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

Làng nghề Đúc Mỹ Đồng – Thủy Nguyên

Làng nghề Đúc Mỹ Đồng – Thủy Nguyên

Làng đúc Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng đã có hàng trăm năm truyền đời. Xưa kia sản phẩm chủ yếu của làng nghề là lưỡi cày và một số sản phẩm dân dụng khác, được tạo ra từ việc thổi lò bằng ống hơi và đẩy bằng tay trong các hộ gia đình.

Năm 1938 có một con tàu ngoại quốc vào “ăn hàng” tại cảng Hải Phòng và bị hỏng bộ phận giữ thăng bằng đuôi, gọi là “con rùa đối trọng”, nặng khoảng 1 tấn. Nhận được thông tin này, bằng lòng say mê lao động và kinh nghiệm bao năm trong nghề, chủ lò của làng đã xin mẫu về đúc thử. Các bễ nấu trong làng được tập trung thành 8 lò nổi lửa liên tục. Dưới bàn tay những người thợ lành nghề cùng với sự đồng tâm, hiệp lực của những người thợ, “con rùa đối trọng” hiện hữu trước sự ngỡ ngàng của cả chủ lẫn khách. Nghề đúc Mỹ Đồng từ đó mà vang xa.

Sản phẩm của làng đúc Mỹ Đồng đa dạng, phục vụ mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng. Với nghề đúc truyền thống gần 3 thế kỷ, Mỹ Đồng từng bước vươn lên, trở thành lá cờ đầu của huyện Thủy Nguyên trong phát triển kinh tế, xây dựng làng nghề truyền thống. Phát huy nghề đúc truyền thống của ông cha, người dân Mỹ Đồng hôm nay kế thừa, sáng tạo, đưa nghề đúc kim loại thành ngành kinh tế chính của địa phương. Đến nay, toàn xã có gần 100 hộ đúc gang, 15 hộ đúc đồng, hàng chục xưởng cơ khí, rèn, dịch vụ đi kèm. Sản phẩm của làng nghề Mỹ Đồng có mặt ở khắp các thị trường trong nước, nước ngoài. Các sản phẩm trang trí hoa văn, bếp nướng, nắp ga, cột đèn bằng gang đúc,… được chủ công trình xây dựng ưa dùng, xuất khẩu ngày một nhiều sang các nước. Nhiều mặt hàng đúc, cơ khí đạt chất lượng cao cung cấp cho ngành đóng tàu, lắp ráp xe máy, cơ khí chính xác như chân vịt tàu thủy, bạc biên, tăng bua, vỏ mô-tơ điện, máy bơm, chân máy khâu, khung xe máy… Thật tự hào với làng nghề đúc truyền thống trên quê hương Mỹ Đồng thân thương.

Làng đúc Mỹ Đồng 2

Những bức tượng với các đường nét tinh xảo – Ảnh: Sưu tầm

Với đặc thù riêng, sản phẩm đúc của làng nghề Mỹ Đồng không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu từ 30-40% ra nước ngoài. Đơn cử như đúc nắp hố ga xuất khẩu sang Đức; bếp gas công nghiệp, các loại van dầu, van cấp nước sang Hàn Quốc; chân vịt tàu sang Banglades; chân máy khâu công nghiệp sang Nhật Bản…

Làng đúc Mỹ Đồng 3

Nghệ nhân làng nghề Mỹ Đồng – Ảnh: Sưu tầm

Với công trình xây dựng mới tuyến vỉa hè đường 352, trung tâm xã Mỹ Đồng (Thủy Nguyên) sáng đẹp hẳn lên, ai đi qua cũng có cảm giác đây là phố nghề. Những dãy nhà khang trang, trụ sở các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, nhà xưởng quy mô lớn dọc theo trục đường 352…Không chỉ nổi tiếng khắp cả nước với nghề đúc truyền thống, Mỹ Đồng còn là điểm sáng của huyện Thủy Nguyên trong xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH.

Làng đúc Mỹ Đồng 4

Người dân chăm chút cho từng sản phẩm – Ảnh: Sưu tầm

Theo Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Mỹ Đồng Nguyễn Văn Huy, 10 tháng năm 2010, giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ toàn xã đạt hơn 500 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2009. Một con số không nhỏ so với một địa phương cấp xã. Mỹ Đồng tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, chỉ đạo thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc, tiếp dân, giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa”, ISO-9001-2000 và Đề án 30 của Chính phủ.

Làng đúc Mỹ Đồng 5

Nghệ nhân cao tuổi vẫn ngày ngày giữ lửa cho làng Mỹ Đồng – Ảnh: Sưu tầm

Phố nghề Mỹ Đồng luôn đỏ lửa tạo sức sống mới cho cả một vùng quê phía Tây Bắc Thủy Nguyên. Từ một địa phương nghèo, kinh tế kém phát triển, những năm gần đây, Mỹ Đồng từng bước vươn lên, trở thành lá cờ đầu của huyện Thủy Nguyên trong phát triển kinh tế, xây dựng làng nghề truyền thống. Người dân Mỹ Đồng hôm nay kế thừa, sáng tạo, đưa nghề đúc kim loại thành ngành kinh tế chính của địa phương. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân của xã đạt khá cao trong khối xã, thị trấn của Thủy Nguyên (15-20%/năm), trong đó thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 95%. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, cả xã có khoảng 10 hộ dân đúc gang, đồng, nhôm, quy mô nhà xưởng nhỏ bé, nay, toàn xã có gần 100 hộ đúc gang, 15 hộ đúc đồng, hàng chục xưởng cơ khí, rèn, dịch vụ đi kèm.

Làng đúc Mỹ Đồng 6

Mỗi hộ gia đình là một cá thể giữ gìn bản sắc vốn có của cha ông để lại – Ảnh: Sưu tầm

Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Đồng Nguyễn Văn Huy cho biết: Xã phát triển làng nghề theo hướng đa dạng, nhưng lấy nghề đúc, cơ khí làm chủ đạo. Với sự chỉ đạo kịp thời của xã, sự năng động của người dân làng nghề mà sản phẩm của Mỹ Đồng có mặt tại các thị trường trong nước, nước ngoài. Các sản phẩm trang trí hoa văn, bếp nướng, nắp ga, cột đèn bằng gang đúc được chủ công trình xây dựng ưa dùng, xuất khẩu sang các nước… Nhiều mặt hàng đúc, cơ khí đạt chất lượng cao cung cấp cho ngành đóng tàu, lắp ráp xe máy, cơ khí chính xác như chân vịt tàu thủy, bạc biên, tăng bua, vỏ mô-tơ điện, máy bơm, chân máy khâu, khung xe máy. Những năm gần đây, sản lượng ngành đúc đạt hơn 20 nghìn tấn/ năm, giá trị sản xuất đạt khoảng 500 tỷ đồng, thu hút gần 3000 lao động địa phương và các nơi. Thu nhập của người lao động 2,5-3 triệu đồng/ người/ tháng.

Làng đúc Mỹ Đồng 7

Không phân biệt cao thấp, già trẻ, gái trai… – Ảnh: Sưu tầm

Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho lĩnh vực văn hóa, xã hội chuyển biến mạnh mẽ. Hầu hết số người trong độ tuổi lao động, nhất là thanh niên có việc làm ổn định, xã không có tệ nạn trộm cắp, tình hình an ninh trật tự giữ vững. Nhờ vậy, khách hàng từ các nơi đến Mỹ Đồng đều yên tâm. Đời sống văn hóa tinh thần người dân đổi mới từng ngày. Hệ thống loa truyền thanh vừa tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam, vừa thường xuyên tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thành phố, huyÖn đến từng nhà dân, nhất là tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp. Sự nghiệp giáo dục của xã phát triển cả quy mô lẫn chất lượng. Từ năm 2001, xã hoàn thành phổ cập bậc tiểu học và THCS, hiện đã hoàn thành phổ cập bậc phổ thông trung học và nghề. Đây là cơ sở quan trọng để xã phát động phong trào thi đua xây dựng làng văn hóa với 100% số gia đình tham gia xây dựng quỹ làng, thực hiện tốt hương ước làng văn hóa. Cả 2 thôn Đồng Lý, Phương Mỹ đều đạt chuẩn “Làng văn hóa cấp huyện”. Các hộ dân thi đua thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với 100% số gia đình đạt chuẩn văn hóa được biểu dương. Các hộ dân Mỹ Đồng giàu lên từ lao động chính đáng,  luôn phát huy tốt truyền thống tình làng nghĩa xóm. Khu phố Mỹ Đồng với những tòa nhà cao 4-5 tầng, bề thế có nhiều nhà tình nghĩa được xây dựng giúp đỡ gia đình chính sách nghèo.

Làng đúc Mỹ Đồng 8

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc vất vả của người lao động làng đúc Mỹ Đồng nhưng vẫn ánh lên niềm say mê công việc – Ảnh: Sưu tầm

Với những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế,  văn hóa xã hội, nhiều năm qua, Mỹ Đồng được UBND thành phố tặng bằng khen, cờ thi đua, trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đảng bộ xã được công nhận “trong sạch vững mạnh”, được Thành ủy tặng cờ thi đua xuất sắc 5 năm liền. Phần thưởng cao quý Huân chương Lao động hạng nhì mà Nhà nước tặng thưởng Mỹ Đồng là niềm khích lệ toàn xã đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH,HĐH.

0931.564.555 0931564555 @DucGangHP